Vườn ươm cây bonsai tại làng Kinashi, tỉnh Takamatsu

Nhật Bản cũng là một nước sản xuất hoa lớn, nhưng tương tự như người láng giềng Hàn Quốc, sản xuất hoa tại Nhật Bản đã bị sụt giảm trong những năm qua. Lý do chính cho sự sụt giảm này là số lượng hộ kinh doanh hoa giảm và nhập khẩu hoa tăng lên. Ngoài ra còn một số lý do khác như do sự lão hóa của người trồng, thiệt hại do bão và giá nhiên liệu tăng mạnh dẫn đến việc giảm sử dụng nhà kính để canh tác.

Sản lượng hoa và cây cảnh

Sản lượng hoa và cây cảnh đạt 380,1 tỷ yên trong năm 2015, chiếm 4% tổng sản lượng nông nghiệp. Trong tổng sản lượng hoa và cây cảnh, hoa cắt cành chiếm khoảng 60%, cây trồng trong chậu khoảng 30% và cây giống hoa thảm khoảng 10%. Trong số các loại hoa cắt cành thì hoa cúc đứng đầu (chiếm 18%) tổng sản lượng hoa và cây trong năm 2015, tiếp theo là hoa lan nhiệt đới (9%), hoa ly (6%), hoa hồng (5%). 

Công viên Nông nghiệp Akebonoyama ở tỉnh Chiba

Sản lượng hoa và cây cảnh đang có xu hướng giảm đối với tất cả các mặt hàng kể từ khi đạt đỉnh vào năm 1998. Năm 2017, sản lượng hoa cắt cành trong nước đạt 3,7 tỷ bông, mức thấp nhất so với kể từ năm 1990 (4,8 tỷ bông). Sản lượng hoa cúc - hoa được trồng phổ biến nhất đã giảm 1% so với năm 2016 xuống còn 1,5 tỷ và diện tích đất được sử dụng để sản xuất hoa cũng giảm 1% xuống còn 4.758ha. Các loại hoa chủ yếu khác cũng giảm, bao gồm hoa hồng giảm 3% xuống còn 248 triệu bông và hoa cẩm chướng giảm 4% xuống còn 240 triệu bông. Trong khi đó, hoa trồng chậu và trồng thảm có sự sụt giảm ít hơn, hầu như không đáng kể.

Sản xuất hoa và cây cảnh

Diện tích trồng hoa, cây cảnh đã giảm 26%, kể từ khi đạt đỉnh vào năm 2000 (từ 48.000ha xuống còn 28.000ha). Hoa cắt cành chiếm diện tích sản xuất lớn nhất, khoảng 80% tổng diện tích trồng hoa, cây cảnh và nó cũng đã chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể nhất, khoảng 25% về diện tích.

Các khu vực sản xuất hoa, cây cảnh chính ở Nhật Bản là tỉnh Aichi, Chiba và Fukuoka. Ở tỉnh Aichi, hoa là một lĩnh vực nông nghiệp quan trọng, chiếm 20% tổng sản lượng nông nghiệp, với doanh thu năm 2015 đạt 62,6 tỷ yên. 85% các hộ nông dân mới chọn rau, quả và hoa làm cây trồng chính.

Sản xuất hoa cúc ở tỉnh Aichi

Mặc dù số lượng hộ nông dân thương mại trồng hoa ngày càng giảm, từ 88.000 hộ (năm 2000) xuống còn 58.000 hộ (năm 2015), nhưng có một thực tế là tỷ lệ người trẻ (dưới 45 tuổi) tham gia trồng, kinh doanh hoa lại tăng gần gấp đôi so với những người trồng lúa trẻ.

Xem đầy đủ bài viết tại đây.

ThS.Nguyễn Thị Thanh Tuyền

(Sưu tầm và dịch từ các nguồn tài liệu của nước ngoài)